Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến cục Đông Xuân 1953–1954”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 44: Dòng 44:
Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở [[Tây Nguyên]], khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp [[sư đoàn]], các binh chủng [[pháo binh]] và [[pháo cao xạ]] đã được huấn luyện hoàn thiện.
Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở [[Tây Nguyên]], khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp [[sư đoàn]], các binh chủng [[pháo binh]] và [[pháo cao xạ]] đã được huấn luyện hoàn thiện.


Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”. Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp<ref>Thời điểm của những sự thật (2004), NXB CAND, (nguyên gốc: "Le Temps des Vérites" xuất bản tại Paris năm 1979), tr. 51, trích: "Từ năm 1952, viện trợ Mỹ chiếm khoảng 80% chi phí chiến tranh ở Đông Dương".</ref>
Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”. Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp<ref>Thời điểm của những sự thật (2004), NXB CAND, (nguyên gốc: "Le Temps des Vérites" xuất bản tại Paris năm 1979), tr. 51, trích: "Từ năm 1952, viện trợ Mỹ chiếm khoảng 80% chi phí chiến tranh ở Đông Dương".</ref> Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.


Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng [[Henri Navarre]] sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Kế hoạch quân sự Nava ra đời.
Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng [[Henri Navarre]] sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Kế hoạch quân sự Nava ra đời.


===[[Kế hoạch Nava]]===
===[[Kế hoạch Nava]]===
Kế hoach quân sự Nava là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cũng là cuối cùng của quân đội Pháp, có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh [[xâm lược]] tại Đông Dương.


Kế hoạc này ra đời nhằm tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:

* Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở [[đồng bằng Bắc Bộ]] để đối phó với cuộc tiến công của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh ở đồng bằng [[Liên khu 5]]; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng lực lượng bản địa hỗ trợ là [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực Việt Minh.
* Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc [[Việt Minh]] phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]].

Để thực hiện kế hoạch này, Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng quân đội bản địa - Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V... Navarre được nhà nước Pháp cấp thêm cho 9 [[tiểu đoàn]] tinh nhuệ, tăng cường bắt lính và phát triển quân đánh thuê bản xứ, chuyển quân từ các chiến trường khác tập trung về đồng bằng Bắc Bộ lên đến 84 tiểu đoàn.

Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. Mỹ gánh chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, gồm gần 400 triệu đôla. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 [[máy bay]], 1.400 [[xe tăng]] và [[xe bọc thép]], 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 [[súng trường]] và [[súng máy]].

Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Nava than phiền trong hồi ký: ''"Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."''


===Chủ trương của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]===
===Chủ trương của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]===

Phiên bản lúc 13:49, ngày 6 tháng 11 năm 2011

Chiến tranh Đông Dương
Một phần của Chiến tranh Lạnh
Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ
Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ
Thời gianTháng 10 năm 19537 tháng 5 năm 1954
Địa điểm
Đông Dương thuộc Pháp, chiến trường chính tại Việt Nam
Kết quả Thắng lợi quyết định của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Pháp đồng ý ký Hiệp định Geneve trao trả độc lập cho Việt Nam
Tham chiến

Liên hiệp Pháp

Hoa Kỳ Hoa Kỳ

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Chính phủ Lâm thời Lào
Chính phủ kháng chiến Lào
Mặt trận Lào Issara
Khmer Issarak

Chỉ huy và lãnh đạo
PhápRaoul Salan (1952-53)
PhápHenri Navarre (1953-54)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHồ Chí Minh
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVõ Nguyên Giáp
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaNguyễn Chí Thanh
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHoàng Văn Thái
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVăn Tiến Dũng
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaPhạm Văn Đồng
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaTrường Chinh
LàoSouphanouvong
Lực lượng
445.000 (gồm 146.000 quân Âu Phi và 299.000 quân Quốc gia Việt Nam) (1954)[1] 230.000 quân chính quy
2.000.000 du kích[2][3]
Thương vong và tổn thất
~234.173 chết, bị thương hoặc bị bắt[4]
43.782 khẩu súng, 177 pháo, 189 máy bay, 66 tàu thủy (không kể ca nô), 2.766 xe các loại bị phả hủy hoặc thu giữ
Chưa có thống kê chi tiết

Chiến cục đông-xuân 1953-1954 là tên gọi để chỉ một chuỗi các cuộc tiến công chiến lược lớn nhất trên toàn chiến trường Đông Dương của lực lượng vũ trang Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với các lực lượng kháng chiến Lào, Campuchia, trong chiến tranh Đông Dương (1945-54). Mục đích nhằm đánh bại Kế hoạch Nava (Navarre), làm thất bại kế hoạch của Pháp và Mĩ muốn đảo ngược tình hình bằng một thắng lợi quyết định; làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ba nước Đông Dương.

Hoàn cảnh ra đời

Tình thế chiến trường Đông Dương năm 1953

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh, quân Pháp đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao không có lối thoát. Quân Pháp sa lầy và suy yếu nghiêm trọng: các chiến dịch liên tục bị thất bại, số quân thiệt hại từ đầu cuộc chiến đã lên đến 390.000 quân, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp một mặt phải tập trung lực lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để chiếm đất giành dân, đối phó với du kích. Mâu thuẫn giữa 2 chiến lược ngày càng sâu sắc, không thể tháo gỡ.

Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ. Tình hình chính trị xã hội bất ổn, nhiều chính phủ lập lên đổ xuống nhiều lần. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.

Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp sư đoàn, các binh chủng pháo binhpháo cao xạ đã được huấn luyện hoàn thiện.

Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”. Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp[5] Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.

Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Kế hoạch quân sự Nava ra đời.

Kế hoạch Nava

Kế hoach quân sự Nava là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cũng là cuối cùng của quân đội Pháp, có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược tại Đông Dương.

Kế hoạc này ra đời nhằm tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:

  • Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng lực lượng bản địa hỗ trợ là Quân đội Quốc gia Việt Nam và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực Việt Minh.
  • Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Để thực hiện kế hoạch này, Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng quân đội bản địa - Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V... Navarre được nhà nước Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ, tăng cường bắt lính và phát triển quân đánh thuê bản xứ, chuyển quân từ các chiến trường khác tập trung về đồng bằng Bắc Bộ lên đến 84 tiểu đoàn.

Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. Mỹ gánh chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, gồm gần 400 triệu đôla. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăngxe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trườngsúng máy.

Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Nava than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."

Chủ trương của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953-54

Tham khảo

  • Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000
  • William Duiker, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000

Chú thích

  1. ^ Võ Nguyên Giáp-Đường tới Điện Biên Phủ chương 1 - Cuộc họp ở Tín Keo
  2. ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 156
  3. ^ Đường tới ĐBP-Điểm hẹn Lịch sử
  4. ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 184
  5. ^ Thời điểm của những sự thật (2004), NXB CAND, (nguyên gốc: "Le Temps des Vérites" xuất bản tại Paris năm 1979), tr. 51, trích: "Từ năm 1952, viện trợ Mỹ chiếm khoảng 80% chi phí chiến tranh ở Đông Dương".

Liên kết ngoài